0962.709.779

fujistar.company@gmail.com

Số 12/158 Nguyễn Sơn - Bồ Đề - Long Biên - Hà Nội

Sửa Chữa Thang Máy – Các Vấn Đề Cần Lưu Ý

Khi nào cần nâng cấp sửa chữa hệ thống thang máy

Khi nào cần nâng cấp sửa chữa thang máy? Thông thường hệ thống thang máy có tuổi thọ từ 20 năm đến 50 năm nếu được bảo trì bảo dưỡng đúng cách. Trong quá trình bảo trì bảo dưỡng các đơn vị thang máy đã thường xuyên căn chỉnh và sửa chữa các thiết bị để chúng vận hành tốt hơn, bền hơn.

Về lâu dài các bộ phận chuyển động như cáp, pulley động cơ, hoặc phanh có thể bị mòn do đó sẽ cần những thay thế sửa chữa lớn hơn. Độ mòn này phụ thuộc vào mật độ sử dụng, và các yếu tố như môi trường, độ ẩm.
 


Các dấu hiệu cho thấy thang máy cần sửa chữa


Bộ phận truyền động chính bị mòn

Sau quá trình vận hành lâu dài (thường 5-7 năm), các bộ phận truyền động chính bị mòn. Trong đó có cáp, pulley máy kéo, shoe dẫn hướng Cabin, đối trọng …

Dấu hiệu để nhận ra quá trình mòn này là khi kiểm tra từng bộ phận

– Đối với cáp: đường kính sợi cáp nhỏ hơn nhiều, một số sợi cáp có thể có tình trạng bị tao, sờn, hoặc sơ …

– Đối với Pulley: Ban đầu rãnh pulley thường có dạng hình chữ V, hoặc U hẹp phía trong. Sau dần cáp chạy sẽ làm mòn pulley. Nhiều tình huống pulley quá mòn tạo thành rãnh sâu và cáp lọt hẳn trong đường rãnh này.

– Shoe dẫn hướng Cabin và đối trọng: Đây là bộ phận dễ bị mòn hơn cáp và pulley (thường khoảng 2-3 năm). Khi phần shoe mòn, má shoe sẽ bị mòn có thể đến phần sắt. Nếu không tiến hành thay thế thì phần má shoe này sẽ cào vào ray gây hỏng ray. Từ đó thang chạy sẽ không êm. Phần shoe dẫn hướng này cũng cần căn chỉnh đúng để tránh nhanh bị mòn.

– Phanh máy kéo: Về lâu dài phần phanh máy kéo cũng có thể bị mòn. Tùy theo loại phanh sẽ có quy định của nhà sản xuất. Thường các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra độ trôi và khe hở để xác định được độ mòn của phanh. Khi ko đảm bảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì phanh máy kéo phải được thay thế.
 

 


Hiện tượng chảy dầu ở phần truyền động trục máy

Như các bạn biết phần động cơ sẽ dẫn động toàn bộ chuyển động chính của thang. Do đó để động cơ chạy êm ái và ổn định thì phần trục động cơ sẽ được thiết kế với bi và mỡ (dầu). Theo thời gian lâu dài, phần phớt dầu có thể bị hở gây tràn dầu ra ngoài và làm khô ổ bi. Nếu không được khắc phục sớm hiện tượng này thì sẽ gây vỡ bi và hỏng trục động cơ. Do vậy bộ phận chuyển động của máy kéo cũng phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện các hư hỏng để khắc phục sửa chữa sớm.


Các vấn đề liên quan đến cửa thang

Cửa thang máy là một trong các bộ phận hoạt động nhiều nhất. Quá trình hoạt động này đòi hỏi tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Do vậy các khe hở cửa thang phải luôn đạt chuẩn. Khả năng chịu lực của cửa và shoe cửa phải luôn đảm bảo. Do vậy shoe cửa và các ốc nối đầu cửa phải được kiểm tra định kỳ. Ngoài ra các tiếp điểm và thanh hồng ngoại đảm bảo cho cửa hoạt động an toàn cũng cần được kiểm tra thường xuyên.

Các khe hở giữa các cánh cửa với nhau và giữa cánh cửa với khung bao cũng cần đúng tiêu chuẩn. Đây là phần dễ gây kẹp tay, ngón tay gây mất an toàn cho người sử dụng. Do vậy phần này cũng phải được kiểm tra căn chỉnh thường xuyên.


Các vấn đề an toàn khác

Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề an toàn liên quan đến thang máy. Cụ thể như:

– Hệ thống mạch an toàn.

– Công tắc hành trình.

– Các công tắc khẩn cấp.

– Hệ thống chống vượt tốc.

– Các cảm biến chống trùng cáp.

– Cảm biến trọng tải.

– Các công tắc an toàn cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa.

Tất cả các bộ phận an toàn này phải luôn được đảm bảo vận hành tin cậy. Thang máy sẽ phát hiện và báo lỗi nếu một trong các bộ phận an toàn bị hỏng hoặc hoạt động không còn tốt. Khi đó phương pháp thay thế phải được thực hiện để đảm bảo tính an toàn cho thang máy.